Thiết bị giáo dục là công cụ vô cùng hữu ích và mang đến sự hỗ trợ tối đa cho cả người học và người dạy học. Để đảm bảo cho việc sử dụng các thiết bị dạy học đạt được hiệu quả tối ưu nhất, chúng tôi gợi ý các nguyên tắc sử dụng sau.
Thiết bị giáo dục phải đạt tiêu chuẩn chất lượng
Nguyên tắc đạt chuẩn chất lượng và an toàn là điều quan trọng nhất cần lưu ý khi sử dụng thiết bị giáo dục bởi lẽ các thiết bị này có tác động trực tiếp đến các giác quan của người học. Đặc biệt, các thiết bị có dùng nguồn điện, hoặc các thiết bị nghe nhìn cần được kiểm tra và đánh giá kỹ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng.
Thiết bị giáo dục cần được sử dụng đúng mục đích
Nguyên tắc này nhấn mạnh việc không nên lạm dụng hay phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị giáo dục. Sử dụng thiết bị giáo dục đúng mục đích sẽ mang lại tính hiệu quả cho bài dạy và hứng thú cho người học, đúng thời điểm sẽ tác động tích cực vào trí nhớ, đúng thời gian sẽ giúp tạo nên sự hấp dẫn và tránh được sự nhàm chán.
Thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học
Một sự kết hợp linh hoạt và hợp lý giữa việc truyền đạt lý thuyết, sử dụng thiết bị giáo dục và tạo được môi trường tương tác hỏi đáp chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng buổi học. Đây cũng chính là phương châm mà các nhà sản xuất thiết bị giáo dục cân nhắc và hướng đến.
Nói đến tương tác là nói đến sự “hợp tác”, “cộng tác”, tác động qua lại giữa giáo viên, học sinh với các thành tố của quá trình dạy học. Thiết bị dạy học có dù có hiện đại đến đâu thì bản thân nó cũng không thể thay thế được vai trò của giáo viên mà trước hết là phương pháp dạy học của họ. Ngược lại, phương pháp dạy học của giáo viên cũng lại chịu sự quy định của điều kiện, phương tiện dạy học cụ thể.
Vì vậy, giữa các yếu tố nội dung, phương tiện, phương pháp dạy học có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và với chủ thể học tập (người học). Mối quan hệ đó chính là sự “tương tác” chủ yếu giữa các yếu tố của hệ thống dạy học. Sự tương tác đa chiều này tạo nên hiệu quả, chất lượng của quá trình dạy học…
Trong sự tương tác các hoạt động dạy học ở nhà trường phổ thông thì vai trò của sử dụng thiết bị dạy học chỉ được phát huy hiệu quả tối đa khi có được những tiêu chí đánh giá một cách rõ ràng và cụ thể. Đó chính là đánh giá hệ thống các năng lực thực hành của người dạy và người học được hình thành trong quá trình dạy học.
Đây là quan điểm tiếp cận đúng đắn trong quản lý thiết bị dạy học trường học về thiết kế thiết bị dạy học, về tổ chức thực hành cũng như đáp ứng được tính thực tiễn của kiến thức giúp cho người học có thể vận hành vào cuộc sống ngay từ trong nhà trường.